BẢN TIN

Cách thức chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu để phát hiện bệnh sớm

Lipid là dạng phân tử kỵ nước, vào trong nước khó hoà tan hết. Trong cơ thể con người thì lipid được tìm thấy trong các màng tế bào và thực hiện việc duy trì tính nguyên vẹn của tế bào. Người bị rối loạn lipid máu tức là lượng mỡ trong máu tăng cao. Bạn muốn biết cụ thể các chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu thì theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu

Việc chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các nguy cơ và mầm mống gây bệnh nguy hiểm. Mọi người thường xuyên thăm khám sức khỏe sẽ được bác sĩ kiểm tra để có các chỉ số mỡ máu từ đó biết tình trạng sức khỏe hiện tại. 

Dưới đây là các chẩn đoán bệnh cụ thể:

Chẩn đoán lâm sàng 

Bệnh rối loạn lipid máu hay mỡ máu tăng cao thường không có các triệu chứng rõ rệt trong thời gian đầu. Khi nồng độ lipid máu lên quá cao trong thời gian dài thì triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện rõ rệt. Lúc bệnh nặng thì khả năng chuyển qua các biến chứng bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh vàng mi mắt,…

Dấu hiệu nhận biết ở ngoại biên:

  • Cung giác mạc: Vùng này có các hình tròn màu trắng nhạt lạ thường, nhất là quanh mống mặt rõ rệt.
  • Ban vàng: Ở mí mắt sẽ có các ban vàng xuất hiện ngày càng nhiều. 
  • U vàng gân: Các u vàng gân này ở các ngón tay, vị trí khớp đốt hiện lên ngày càng rõ hơn.
  • U vàng dưới màng xương: Các u vàng mọc nhiều ở củ chày đằng trước và ở vị trí đầu xương mỏm khuỷu. 
  • U vàng da: Khu vực khuỷu tay và đầu gối xuất hiện u vàng da.
  • Dạng ban vàng ở lòng bàn tay: Xòe lòng bàn tay người bệnh sẽ thấy các ban vàng ngay vị trí các nếp gấp ngón tay và ở lòng bàn tay.

Dấu hiệu xuất hiện ở nội tạng:

  • Bị lipid võng mạc: Đi khám bác sĩ dùng dụng cụ soi đáy mắt sẽ thấy võng mạc nhiễm lipid khi triglyceride tăng cao
  • Gan nhiễm mỡ: Bệnh này xuất hiện từng vùng ở gan hoặc lan ra toàn bộ gan. Phát hiện bệnh khi bệnh nhân đi siêu âm, chụp cắt lớp.
  • Viêm tụy cấp: Bệnh này xuất hiện khi lượng triglycerid tăng cao trên 10g/L. 
  • Xơ vữa động mạch: Căn bệnh này là biến chứng của tình trạng cơ thể tăng nhanh lượng lipoprotein. Có thể người bệnh còn bị song song với bệnh đái tháo đường. 

Chẩn đoán cận lâm sàng

Định lượng bilan lipid: Vào bệnh viện thường các bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng, lúc này lượng lipid chuẩn xác để chẩn đoán bệnh hơn. Các thông số sẽ được kiểm tra gồm có: Cholesterol (TC) máu, Triglycerid (TG), LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-Cholesterol (HDL-c).

Việc chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu được thực hiện khi trên người bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường. Ví dụ béo phì, ban vàng, bệnh mạch vàng, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không sâu giấc,…Việc chẩn đoán do các bác sĩ sử dụng dụng cụ xét nghiệm để tìm ra các thông số lipid.

Cụ thể: Lượng cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL); Lượng triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL). LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL),  HDL-cholesterol < 1,03 mmol/L (40 mmol/L).

Đối tượng nào nên làm xét nghiệm chẩn đoán rối loạn lipid máu?

Hiện nay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu đã mở rộng hơn trước. Cụ thể như sau:

Trung niên

Đối tượng này dễ mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao hơn cả, tầm trên 40 tuổi nên đi làm xét nghiệm bilan lipid máu định kỳ 1 năm 1 lần. Khi đó tình trạng sức khỏe được nêu rõ rệt có hướng cho bạn chăm sóc cơ thể tốt hơn. 

Người trưởng thành

Người trưởng thành từ 20-40 tuổi hiện nay cũng dễ mắc bệnh rối loạn mỡ máu cao chứ không chỉ người cao tuổi. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì người trưởng thành nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm lipid khoảng 3 năm 1 lần.

Người có nguy cơ tim mạch 

Người có nguy cơ tim mạch hoặc bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vàng thì làm xét nghiệm cơ thể thường xuyên hơn. Lúc này sẽ phát hiện lượng lipid trong máu ở ngưỡng nào để kịp thời can thiệp xử lý.

Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu là công việc của các y bác sĩ để giúp bệnh nhân xác định bệnh sớm từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân thật tốt ngay từ bây giờ khi có công nghệ y khoa phát triển.

Hà Quyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *