BẢN TIN

7 điểm trong xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu khoa học

Đối với người có lượng mỡ trong máu tăng cao thì việc xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp cực kỳ quan trọng. Thực phẩm nạp dinh dưỡng vào trong cơ thể không cẩn thận có thể làm tăng lượng mỡ trong máu đẩy tình hình bệnh nặng thêm. Trong các liệu trình điều trị bệnh của bác sĩ luôn có khuyến cáo về chế độ ăn giảm mỡ máu. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về chế độ ăn đó.

Áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì đối với người bị mỡ máu tăng cao nên điều chỉnh ăn ít  carbohydrate. Bệnh nhân nên tìm hiểu về nhóm thực phẩm này để điều chỉnh hợp lý thi thoảng ăn chứ không nên ăn thường xuyên để điều hòa lượng mỡ máu ổn định. 

Theo nghiên cứu cho thấy lượng carbohydrate dư nhanh chóng chuyển thành triglyceride và dự trữ trong các tế bào mỡ. Do đó việc giảm carbohydrate cần áp dụng ngay khi đi xét nghiệm mỡ máu phát hiện ra bệnh. 

Hạn chế nạp đường quá nhiều

Với riêng người bị bệnh mỡ máu vì việc ăn quá nhiều đường và ăn thường xuyên không có lợi mà ngược lại còn khiến cho lượng mỡ trong máu tăng đột biến. Theo nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng mỗi người trong một ngày không nên ăn tới 6-9 thìa cà phê nhỏ. Khi đường dư thừa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các triglyceride, tăng nhanh nồng độ mỡ máu dễ biến chứng sang bệnh tim mạch.

Xây dựng chế độ ăn giảm mỡ máu khoa học

Đường có nhiều trong các thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây, đồ đóng hộp, sữa có đường. Các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên có chế độ ăn giảm mỡ máu nên thay nước ngọt bằng nước lọc và giảm đường ít đi có thể.

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ 

Chất xơ hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của người bị máu nhiễm mỡ vậy nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày nhiều hơn. Chất xơ có trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, người bệnh nên đổi các món cho phong phú khẩu vị lại đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Thực phẩm giàu chất xơ giảm đi việc hấp thụ chất béo và đường ở tiểu tràng, giảm nồng độ máu đáng kể. 

Tránh dùng nhiều chất béo dạng trans

Chất béo dạng trans chính là loại mà hiện nay ngành công nghiệp hay lựa chọn để tạo ra các sản phẩm nhiều hương vị và tiện lợi. Thế nhưng thực phẩm này lại không hề tốt vì làm tăng lượng mỡ máu trong cơ thể. Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra nếu ăn liên tục sản phẩm chất béo dạng trans tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ gấp nhiều lần người bình thường.

Dùng nhiều chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa có công năng làm giảm lượng mỡ trong máu cũng tốt cho cơ thể khỏe mạnh hơn, nhất là tim mạch. Chất béo này gồm chất béo không bão hòa đơn (dầu olive, hạt, quả bơ tươi), chất béo không bão hòa đa (dầu thực vật, cá nhiều dầu). Người bệnh máu nhiễm mỡ nên có chế độ ăn giảm mỡ máu tăng cường ăn các loại cá biển, dầu thực vật,…

Ăn nhiều các loại hạt 

Các loại hạt chứa nhiều thành phần dưỡng chất bổ dưỡng có lợi cho cơ thể người bị mỡ máu tăng cao. Bao gồm như hạnh nhân, óc chó, hồ đào, hạt dẻ cười, mắc ca, hạt điều,…Bên trong có chất xơ, acid béo omega – 3 và các chất béo không bão hòa giúp điều hòa lượng mỡ trong máu giảm hơn.

Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích

Bia rượu là thoại thực phẩm có lượng đường cao và năng lượng dồi dào này khi đi vào cơ thể sẽ khó tiêu hao hết, chúng chuyển thành các triglyceride tích tụ trong tế bào mỡ. Người bị mỡ máu cao nên hạn chế bia rượu, chất kích thích khác để giảm lượng mỡ.

Trên bài viết này đã nêu ra chế độ ăn giảm mỡ máu hiệu quả mà các bác sĩ điều trị bệnh mỡ máu cao khuyên bệnh nhân nên áp dụng. Nếu bạn muốn tránh căn bệnh này cũng như giúp những người xung quanh mình điều trị bệnh thì có thể lưu lại để điều chỉnh chế độ ăn theo từng tuần.

> Sản phẩm hỗ trợ điều trị mỡ máu an toàn, hiệu quả

Hà Quyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *