BẢN TIN

LDL cholesterol là gì, có liên quan gì đến sức khỏe?

LDL cholesterol là gì? Có lẽ hầu hết chúng ta chỉ thường nghe nhiều về cholesterol và nghĩ rằng chỉ có một chất cholesterol mà thôi. Tuy nhiên, cholesterol trong cơ thể con người được chia thành nhiều loại. Trong đó, LDL cholesterol đóng vai trò quan trọng nhưng cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh mỡ máu nguy hiểm thầm lặng nếu ở hàm lượng cao. Hãy cùng tìm hiểu về loại chất này và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người nhé.

1. Vai trò của LDL cholesterol đối với cơ thể con người

LDL cholesterol là viết tắt của Low density lipoprotein Cholesterol – lipoprotein (phức hợp do cholesterol và protein tan trong nước tạo thành) mật độ thấp.

Ban đầu, chúng ta cần hiểu rằng cholesterol đóng vai trò không thể thiếu đối với cấu tạo và chức năng của cơ thể. Nhưng cholesterol là chất không tan trong nước, nó phải kết hợp với các protein tan được trong nước để được vận chuyển trong máu tới tế bào. LDL cholesterol chính là lipoprotein mang chức năng vận chuyển cholesterol đến các tế bào cơ thể. Ngoài ra, LDL cholesterol cũng tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi một số các virus, vi khuẩn độc hại.

LDL cholesterol là gì, có liên quan gì đến sức khỏe?
Xét nghiệm LDL cholesterol

Tuy nhiên, LDL cholesterol chỉ nên xuất hiện với hàm lượng vừa đủ trong cơ thể. Sự tăng hay sụt giảm LDL quá mức đều sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

  • Chỉ số LDL cholesterol bình thường: <100 mg/dL
  • Chỉ số LDL cholesterol ranh giới: 130-159 mg/dL
  • Chỉ số LDL cholesterol cao: 160-189 mg/dL
  • Chỉ số LDL cholesterol rất cao: >= 190 mg/dL

2. LDL cholesterol  bất thường báo hiệu điều gì?

2.1. Chỉ số LDL cao

Hàm lượng cao LDL cholesterol là dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe con người. LDL tăng cao có ý nghĩa là lượng cholesterol trong cơ thể bạn cũng đang ở mức cao. Cholesterol lưu trữ trong cơ thể lâu và không được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho hoạt động của các tế bào sẽ tích tụ lại thành các mảng bám xơ vữa trên thành mạch máu.

Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về xơ vữa động mạch, tim mạch, thiếu máu lên não, thiếu máu về các chi, huyết áp cao, gia tăng nguy cơ đột quỵ,… Vì là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lipid máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ), kiểm soát chỉ số LDL ở mức cho phép chính là một trong những lưu ý quan trọng khi điều trị căn bệnh này.

2.2. LDL sụt giảm quá mức

Tuy LDL được coi là một loại chất béo xấu, sự sụt giảm quá mức hàm lượng chất này cũng đem tới những hậu quả khôn lường. Thiếu hụt LDL cholesterol có thể làm não hoạt động kém đi, cản trở sự hấp thu chất béo và các loại vitamini có trong chất béo, tăng nguy cơ xuất huyết nội sọ và một số vấn đề về tâm lý, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

3. Cần làm gì để giữ chỉ số LDL cholesterol ở mức an toàn

3.1. Kiểm soát lượng cholesterol hấp thụ vào cơ thể

LDL cholesterol là gì, có liên quan gì đến sức khỏe?
Trong cá chứa nhiều omega 3 cung cấp các axit béo có lợi cho cơ thể

Cholesterol là thành phần có nhiều trong một số loại thức ăn như thịt đỏ (bò, lợn), mỡ động vật, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… Chúng ta nên hạn chế ăn những món ăn này. Thay vào đó, hấp thu nhiều rau củ quả tươi, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động động, tăng ăn cá thay vì thịt đỏ (nên ăn từ 3 bữa cá/tuần). Chọn cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, tránh chiên, rán. Tỏi cũng là một trong những thức ăn có tác dụng rất tốt trong kiểm soát cholesterol.

3.2. Giảm cân, tập thể dục thường xuyên

Người thừa cân, béo phì là do tích tụ mỡ trong cơ thể, cũng chính là một tác nhân cho thấy hàm lượng LDL cholesterol cơ thể cao. Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn hằng ngày hoặc từ 3-5 lần/tuần để giúp cơ thể săn chắc, dẻo dai. Các chế độ tập luyện giảm cân, giảm mỡ, tăng cơ sẽ là mang lại hiệu quả rõ rệt hơn, giúp bạn có thân hình đẹp và giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, máu mỡ,…

Các bài tập thể dục hằng ngày được khuyến khích bao gồm: chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,…

3.3. Tránh xa thuốc lá, bia rượu

Thuốc lá vẫn được tiêu thụ ở mức độ cao dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra rất nhiều bệnh lý hiểm nghèo cũng như tử vong ở con người. Đối với cholesterol, thuốc lá làm giảm nồng độ HDL cholesterol (cholesterol tốt, có chức năng vận chuyển và đào thải bớt LDL dư thừa ra khỏi cơ thể thể). Nhiều thử nghiệm đã cho thấy ngay sau khi bỏ thuốc lá, nồng độ HDL và LDL cholesterol trong cơ thể người tham gia đã có sự thay đổi rõ rệt: HDL tăng lên và LDL giảm xuống đáng kể.

LDL cholesterol là gì, có liên quan gì đến sức khỏe?
Nói không với thuốc lá để cải thiện các chỉ số cholesterol

Bên cạnh thuốc lá, rượu bia cũng là nguyên nhân làm gia tăng cholesterol và dẫn đến nguy cơ mỡ máu, gan nhiễm mỡ cao. Tuy nhiên, một lượng rượu, bia rất ít mỗi ngày cũng có thể đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe.

Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đọc đã hiểu LDL cholesterol là gì cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của chúng ta. Chỉ số LDL cholesterol hoàn toàn có thể điều chỉnh được thông qua ăn uống và luyện tập nếu chúng ta có ý thức giữ gìn và kiên trì tuân theo một chế độ sống lành mạnh. Sarafine chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt và thật nhiều tiếng cười nhé.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *