Người bị máu nhiễm mỡ cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn, giảm lipid và chất béo bão hòa, đồng thời ăn tăng cường các loại hoa quả, rau xanh. Máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì? Cần lưu ý những gì trong chế độ ăn uống hàng ngày? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc này ngay sau đây.
Mục lục bài viết
Khi máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì?
Hoa quả chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa tốt giúp giảm nồng độ Cholesterol và chất béo trong máu, ngăn ngừa hình thành mảng bám trong lòng động mạch. Người bệnh máu nhiễm mỡ ăn nhiều hoa quả vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh, vừa giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì,…
Có nhiều loại hoa quả tốt, giúp bạn giảm mỡ máu hiệu quả nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày như:
1. Chuối:
Chuối không chỉ cung cấp nhiều năng lượng mà còn chứa lượng lớn các vi chất như Magie, Kali, đường tự nhiên tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các vi chất này còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đông mạch máu não ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ.
2. Họ trái cây có múi:
Nếu bạn đang băn khoăn máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì thì chắc chắn không thể bỏ qua các loại trái cây có múi như chanh, cam, bưởi, quýt,… Các loại trái cây này đều chứa hàm lượng hesperidin cao giúp giảm huyết áp rất hiệu quả. Ngoài ra chất xơ pectin có trong chúng sẽ kết hợp với limonoid, ngăn ngừa mảng xơ vữa động mạch, làm giảm Cholesterol xấu và hạ mỡ máu.
Thường xuyên ăn các loại trái cây có múi này được khuyến cáo nhằm giúp cân bằng cholesterol và chất béo trong máu.
3. Cà chua:
Mọi người quen sử dụng cà chua trong nấu nướng nhằm tạo màu sắc bắt mắt cùng vị chua thanh dễ ăn. Thế nhưng ít ai biết rằng cà chua cũng là một thực phẩm tốt giúp giảm cholesterol trong máu, hạn chế biến chứng tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, các Vitamin A, B, C, K chứa trong cà chua cũng rất tốt cho da và mắt.
Cà chua giúp giảm cholesterol trong máu
4. Trái bơ:
Nhiều người cho rằng ăn bơ có vị béo ngậy càng khiến bệnh máu nhiễm mỡ nặng hơn. Tuy nhiên chất béo trong bơ là chất béo không bão hòa đơn không những không gây tăng mỡ máu mà còn làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.
Các vitamin chứa trong trái bơ như vitamin B5, B6, vitamin E, vitamin C giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ và biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ khác.
5. Đu đủ:
Đu đủ là trái cây tốt giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp bệnh nhân máu nhiễm mỡ có thể ổn định huyết áp cũng như mỡ máu.
Những lưu ý về chế độ ăn khác cho người rối loạn mỡ máu:
Ăn nhạt: Nên giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 5g/ngày, sử dụng hạn chế trong nấu ăn và tránh dùng thực phẩm đóng hộp.
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Ăn hạn chế các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày như: trứng (tối đa 2 quả/ngày), não, gan, nội tạng động vật, thịt đỏ các loại (thịt bò, thịt lợn,…). Bên cạnh đó thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè,…
Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia,… vì các thức uống này là nguyên nhân cản trở quá trình điều trị máu nhiễm mỡ, đẩy nhanh tiến triển bệnh sang viêm gan, xơ gan.
Hạn chế đường: Hạn chế uống đồ uống hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,…
Không ăn quá muộn: Ăn quá muộn vào buổi tối khi chuẩn bị đi ngủ khiến cho lượng cholesterol nạp vào không được tiêu hóa sử dụng, khiến chúng dễ tích tụ gây xơ vữa động mạch.