BẢN TIN

Máu nhiễm mỡ nên ăn 4 nhóm dinh dưỡng sau

Những người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe? Trong khi nồng độ chất béo trong máu cao có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về nghẽn mạch và các bệnh tim mạch, có một tin tốt dành cho các bệnh nhân mỡ máu. Đó là phần lớn mọi người có thể tự giảm chỉ số lipid máu thông qua ăn kiêng. Thực tế cho thấy thay đổi lối sống có thể làm giảm máu nhiễm mỡ đến 50%.

1. Tại sao lại là máu nhiễm mỡ nên ăn gì

Hay nói cách khác, tại sao việc ăn uống lại ảnh hưởng đến tình trạng mỡ máu?

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh lý máu nhiễm mỡ là do lượng lipid trong máu thay đổi bất thường. Lipid máu bao gồm Cholesterol và Triglyceride. Trong đó, nếu chỉ số Ldl Cholesterol (Cholesterol xấu) và Triglyceride (chất béo trung tính) tăng cao, chỉ số HDL Cholesterol (cholesterol tốt) giảm tức là bạn đang bị máu nhiễm mỡ.

 

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để chữa bệnh tốt
Chất béo dư thừa trên thành mạch máu – Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

 

> Tham khảo: Triệu chứng máu nhiễm mỡ

 

Vậy các chỉ số này có liên quan gì đến chế độ ăn uống? Theo lý thuyết, 1/4 lượng cholesterol của cơ thể được hấp thụ bằng đường dinh dưỡng ăn uống và triglyceride thì chiếm đến 95% hàm lượng chất béo trong thức ăn của chúng ta. Điều này có nghĩa là, sự giao động trong chỉ số các loại lipid máu chủ yếu ảnh hưởng bởi việc người đó đã ăn những gì và ăn bao nhiêu.

Do đó, một trong những phương pháp giảm máu nhiễm mỡ tích cực là thay đổi thực đơn các món ăn hằng ngày nhằm giảm lượng cholesterol xấu, chất béo trung tính và tăng hàm lượng cholesterol thấp.

2. Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 

2.1. Người bệnh mỡ máu nên ăn như thế nào? 

2.1.1. Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan

Các emzym trong cơ thể con người không có khả năng phân hủy chất xơ, trong quá trình di chuyển qua đường tiêu hóa, các chất xơ sẽ hấp thụ nước và mật (sản xuất bởi gan và cần đến cholesterol). Vì vậy, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều chất xơ để chúng hấp thụ nhiều mật, đồng nghĩa với việc nhiều cholesterol được tiêu thụ hơn và nồng độ cholesterol máu của bạn sẽ giảm. Tiêu thụ chất xơ hòa tan thường xuyên có thể giúp giảm 5–10% cả cholesterol toàn phần và cholesterol LDL “xấu” trong vòng bốn tuần.

 

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để chữa bệnh tốt
Chất xơ có hiệu quả giảm mỡ máu vượt trội

 

2.1.2. Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn chất béo không bão hòa đa

Chất béo không bão hòa đa có thể được chia thành 2 loại:

  • Omega 6: Có thể giúp giảm cả LDL cholesterol có hại và chất béo trung tính, đồng thời tăng HDL cholesterol. Thường thấy trong dầu cây rum, hướng dương và ngô
  • Omega 3: Làm giảm chất béo trung tính (triglyceride) từ 25% đến 30%, tương đương với một số loại thuốc giảm chất béo trung tính và đặc biệt tốt trong hỗ trợ chức năng tim mạch. Omega 3 có nhiều trong cá, quả óc chó và dầu óc chó, mầm lúa mì, hạt chia và hạt lanh.

Cần hấp thụ cân bằng cả omega 3 và omega 6 để đạt hiệu quả giảm mỡ máu tốt nhất.

2.1.3. Chất béo không bão hòa đơn

Chất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là từ dầu ô liu, có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim. Chúng giúp làm giảm LDL, Triglyceride và duy trì mức HDL ổn định. Mặc dù chất béo không bão hòa đơn cũng được tìm thấy trong thịt đỏ và sữa béo, chúng ta vẫn được khuyên nên ưu tiên chất này với nguồn gốc thực vật hơn.

2.1.4. Sterol và stanol thực vật

Có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng giúp ngăn ruột non của bạn hấp thụ cholesterol. Điều này có thể làm giảm mức cholesterol LDL (có hại) trong máu của bạn.

2.2. Thức ăn mà bệnh máu nhiễm mỡ cao nên ăn 

  • Hoa quả, rau xanh: chứa nhiều chất xơ, và vitamin và strerol, stanol thực vật, đặc biệt trong táo, cam, quýt.
  • Các loại đâu và đậu nành: chứa nhiều chất xơ và omega 3
  • Ngũ cốc nguyên hạt: giàu chất xơ, sterol, đặc biệt là lạc và hạt óc chó
  • Các loại cá, đặc biệt là cá thu, cá ngừ,… : giàu omega 3. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần để bổ sung nguồn đạm và chất béo có lợi.
  • Hạt lanh: Chứa nhiều axit alpha-linolenic (ALA) – một loại omega 3. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chế phẩm từ hạt lanh có thể giúp giảm cholesterol, đặc biệt là ở những người có mức cholesterol cao và phụ nữ sau mãn kinh.
  • Gừng, tỏi: làm tăng HDL và giảm LDL Cholesterol hiệu quả
  • Sữa ít béo, sữa chua, pho mát, bơ thực vật: Nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể và cung cấp sterol
  • Giá đỗ: Giá đỗ xanh vị ngọt mát, giàu lượng nước, có công dụng tốt trong việc giảm béo và điều tiết chất mỡ. Lượng lớn vitamin C có trong giá khi lên mầm có thể thúc đẩy bài tiết cholesterol, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

 

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để chữa bệnh tốt
Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Đậu nành chứa nhiều chất xơ và omega 3

 

3. Thực phẩm không nên ăn

3.1. Người bị mỡ trong máu kiêng ăn thức ăn như thế nào?

3.1.1. Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa thường ở thể rắn ở nhiệt độ phòng. Chất này được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ và các nguồn sữa béo động vật, có khả năng làm tăng đồng thởi cả cholesterol tốt và xấu của cơ thể. Một số loại chất béo bão hòa có nguồn gốc thực vật như dầu dừa được chỉ ra là có một chút tác dụng làm giảm LDL và tăng HDL, tuy nhiên, loại dầu này vẫn chưa được coi là một sản phẩm tốt nếu dùng trong điều trị mỡ máu.

3.1.2. Chất béo chuyển hóa

 

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để chữa bệnh tốt
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh

 

Nếu đặt ra câu hỏi bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn loại thức ăn gì thì chất béo chuyển hóa chắc chắn không bao giờ được nhắc đến. Đây được coi là loại chất béo kém lành mạnh nhất. Chúng xuất hiện tự nhiên ở mức độ thấp trong một số thực phẩm, nhưng nguồn chất béo chuyển hóa chính trong thực phẩm được sinh ra thông qua một quá trình được gọi là hydro hóa một phần chất béo bão hòa, xảy ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp. Chúng làm tăng LDL “xấu” và giảm cholesterol HDL “tốt”.

3.1.3. Đường fructozo và carbonhydrate nói chung

Chế độ ăn không nên có quá nhiều đường bởi lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành Triglyceride.

3.1.4. Hạn chế ăn rượu bia

Rượu bia có bản chất là đường. Vì vậy, nếu không được tiêu thụ, phần đường dư thừa cũng sẽ chuyển hóa thành chất béo trung tính, làm tăng mỡ máu.

3.2. Vậy những thức ăn nào nên hạn chế? 

  • Thức ăn sẵn, thức ăn nhanh vì nhiều chứa nhiều chất béo chuyển hóa
  • Snack, đồ ăn vặt, bánh ngọt vì nhiều đường, muối
  • Hạn chế thịt đỏ chưa qua chế biến dưới 350g mỗi tuần.
  • Chỉ nên ăn tối đa 7 quả trứng mỗi tuần
  • Hạn chế rượu bia và cả nước ngọt
  • Một số loại hoa quả quá nhiều đường như quả nho chín, nhãn,…

 

Xem thêm: Thực đơn cho người bị máu nhiễm mỡ nên ăn

 

Có thể thấy rằng, những món ăn hằng ngày tưởng đơn giản nhưng cũng có thể trở thành bài thuốc chữa trị hoặc thủ phạm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Người mắc máu nhiễm mỡ nên ăn những loại thức ăn có chức năng giảm mỡ máu được kể trên hoặc sử dụng một số thực phẩm chức năng như viên mỡ máu cao Nhật Bản, kết hợp với việc rèn luyện thể chất đều đặn để phòng tránh những tác dụng xấu của căn bệnh này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *