Với bất kỳ bệnh lý nào, nhận biết các triệu chứng sớm là điều cần thiết. Tuy nhiên, các triệu chứng máu nhiễm mỡ thường không biểu hiện quá rõ ràng ở các bệnh nhân hoặc dễ bị nhầm lẫn và ngó lơ. Nhằm giúp các bạn đọc hiểu hơn về các dấu hiệu của bệnh, chúng ta cùng đến với bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Máu mỡ cao thường có những triệu chứng gì?
1.1. Triệu chứng thông thường
Theo các chuyên gia, 4 triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mỡ máu gồm có:
- Đau thắt ngực, đau tim thoáng qua: do các mảng xơ vữa ngăn cản quá trình lưu thông máu khắp cơ thể
- Huyết áp không ổn định: huyết áp bình thường là khoảng 120/80 mmHg, nếu chênh lệch nhiều so với mức này, có thể là huyết áp thất thường do mỡ máu cao
- Chân tay nhức mỏi, tê bì, hay cảm thấy lạnh: mỡ máu làm cản trở lưu lượng máu đến các chi, tế bào chân tay không được cung cấp máu đầy đủ sẽ dẫn đến nhức mởi, tê bì
- Cơ thể khó chịu, chán ăn, táo bón, tiêu hóa kém: chất béo dư thừa trong cơ thể và máu làm rối loạn các quá trình trao đổi chất, gây chướng bụng, đầy hơi
Khi gặp các dấu hiệu kể trên, người bệnh thường không để ý hoặc coi đó như những kiểu “ốm vặt” của cơ thể. Tuy nhiên, mỡ máu cao kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu bắt gặp một trong những triệu chứng máu nhiễm mỡ trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
1.2. Triệu chứng cholesterol quá cao
Ngoài ra, bệnh nhân mỡ máu có thể sẽ gây ra một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn cho thấy hàm lượng cholesterol trong cơ thể đã đạt đến ngưỡng báo động.
- Bạn có thể bắt gặp các nốt hơi vàng xung quanh gân và khớp như khuỷu tay, bàn tay hoặc bàn chân
- Quanh mí mắt xuất hiện các mảng hoặc nốt vàng cũng có thể là một triệu chứng máu nhiễm mỡ
- Vòng cung màu trắng xung quanh giác mạc của mắt
2. Xét nghiệm chỉ số mỡ máu
Nếu không thể chắc chắn bệnh tình thông qua các triệu chứng máu nhiễm mỡ thông thường, cách tốt nhất để kết luận một người có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay không là xét nghiệm máu. Có 4 chỉ số lipid máu mà bạn cần chú ý, đó là Cholesterol toàn phần, HDL Cholesterol, LDL Cholesterol và Triglyceride. Trong đó, LDL Cholesterol và Triglyceride là những thành phần lipid chỉ nên xuất hiện với nồng độ thấp, nếu chỉ số các loại lipid này cao hơn mức cho phép tức là bạn đã bị tăng mỡ máu.
* Một vài lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu
Để cho kết quả chính xác, người đi xét nghiệm máu cần nhớ một số điều sau:
- Nhịn ăn trước khi xét nghiệm từ 8-12 tiếng
- Không sử dụng sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm
- Uống đủ nước
- Nên xét nghiệm vào khoảng 6-8 giờ sáng là tốt nhất
Trên đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng máu niễm mỡ mà mọi người cần nắm rõ để kịp thời nhận biết căn bệnh này. Thường thì người Việt Nam không hay có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuy nhiên đây là điều rất nên làm để kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân. Hãy dành thời gian và sự quan tâm cho sức khỏe, cơ thể mình nhiều hơn, cũng như thiết lập các thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh các căn bệnh phiền toài bạn nhé.