Máu nhiễm mỡ là một căn bệnh mãn tính có liên quan đến sự bất thường của hàm lượng các chất béo trong máu và có thể rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tác hại của máu nhiễm mỡ sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về máu nhiễm mỡ
1.1. Khái niệm
Dù chỉ số lipid máu tự nhiên ở mỗi người là khác nhau, những người đã và có thể sẽ mắc máu nhiễm mỡ đều có điểm chung là nồng độ LDL Cholesterol, Triglycerides cao và nồng độ HDL Cholesterol thấp. Nếu chưa tìm hiểu về các chất này, có thể bạn đọc sẽ đặt ra câu hỏi cholesterol là gì, hay triglyceride là gì. Đây là những lipid máu đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.
- Cholesterol là một chất không thể thiếu cấu tạo nên màng tế bào, tham gia hình thành nên các hormone nội sinh, chuyển hóa thành các acid mật giúp tiêu hóa chất béo từ thức ăn. 75% Cholesterol cơ thể sản sinh từ gan, 25% còn lại hấp thụ từ thức ăn.
- Trong khi đó, Triglyceride (còn được gọi là chất béo bão hòa), là nguồn cung cấp năng lượng chính (20-25% năng lượng) mà cơ thể sử dụng. Triglyceride chiếm từ 90-95% lượng chất béo cơ thể hấp thụ từ thức ăn và tích trữ trong cơ thể dưới dạng mô mỡ.
1.2. Nguyên nhân
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm: yếu tố di truyền, chế độ ăn, thói quen sống như tập luyện, hút thuốc, rượu bia, thừa cân, béo phì, tiểu đường,, hoặc do tác dụng của các loại thuốc điều trị một số bệnh mãn tính.
1.3. Triệu chứng
Vậy triệu chứng của mỡ máu cao là gì? Thực tế, rất khó phát hiện triệu chứng của máu nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm.
Khi rối loạn lipid máu trở nên nghiêm trọng, biến chứng về động mạch vành và động mạch ngoại vi có thể làm xuất hiện một số triệu chứng như: tức ngực, khó thở, mất ngủ ban đêm, kiệt sức vào ban ngày, chân tay tê bì, run rẩy, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ.
> Xem thêm: Triệu chứng máu nhiễm mỡ
2. Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể nguy hiểm đến mức nào?
2.1. Theo cách hiểu đơn giản
Khi nói về tác hại của mỡ máu, các chất lipid dư thừa quá nhiều trong cơ thể (như LDL Cholesterol và Triglyceride) sẽ tích tụ lại thành các ổ xơ vữa trong lòng mạch máu. Điều này có nghĩa là, trong nội mạc mạch xuất hiện các mảng bám (do chất béo xấu tích tụ), lớn dần, làm hẹp tiết diện mạch máu. Lượng máu đi qua các đoạn có ổ xơ vữa sẽ giảm, máu lưu thông đến cơ quan cơ thể bị cản trở. Tùy thuộc vào vị trí ổ xơ vữa, mỡ máu gây nên các vấn đề khác nhau:
- Xơ vữa ở động mạch cảnh nuôi cơ tim: gây đau tim, tức ngực, nhồi máu cơ tim
- Xơ vữa ở động mạch máu não: thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, đột quỵ
- Xơ vữa ở động mạch ngoại vi: thiếu máu đến các chi gây tê bì chân tay
Cùng với sự thu hẹp mạch máu là một loạt tác hại của máu nhiễm mỡ bao gồm cả huyết áp cao, bệnh tim mạch và suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới.
2.2. Tác hại mỡ máu cao theo góc nhìn chuyên sâu
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cơ chế mà hàm lượng lipid máu cao có thể dẫn đến viêm nhiễm và về lâu dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tổn thương các cơ quan. Để hiểu hơn về tác hại của máu nhiễm mỡ này, chúng ta cần làm rõ khái niệm Viêm.

3. Làm gì để giảm bớt các tác hại của máu nhiễm mỡ?
Để giảm bớt tác hại mỡ máu cao cũng như phòng tránh căn bệnh này, chúng ta có thể áp dụng một số cách như:
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

3.2. Thói quen sống lành mạnh
3.3. Điều trị bằng thuốc
3.4. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ trợ
