BẢN TIN

Điểm danh 6 cách điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất

Tìm hiểu về cách điều trị máu nhiễm mỡ sẽ giúp người bệnh đối phó với một trong những căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nhất đối với sức khỏe của mình. Máu nhiễm mỡ có liên quan mật thiết đến hàm lượng các loại lipid có trong máu, đặc biệt là cholesterol. Vì vậy, kiểm soát các chỉ số cholesterol cơ thể là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị căn bệnh này. Hãy cùng điểm qua 6 phương pháp giúp bệnh nhân máu nhiễm mỡ cải thiện và giữ gìn chỉ số mỡ máu sau đây nhé.

Tham khảo: Rối loạn lipid máu có bản chất như thế nào?

1. Thiết lập mục tiêu LDL Cholesterol

 

Điểm danh 6 cách điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất

 

LDL Cholesterol được coi là thành phần cholesterol xấu và chỉ nên xuất hiện với hàm lượng nhỏ trong máu. Nếu hàm lượng LDL Cholesterol tăng cao, cơ thể đó đã mắc chứng bệnh máu nhiễm mỡ, kèm theo đó là nguy cơ về các bệnh lý như xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường,…). Do vậy, giảm LDL Cholesterol chính là một nguyên tắc hàng đầu trong các cách điều trị máu nhiễm mỡ. Người bệnh cần đặt ra mục tiêu rằng mình sẽ giảm chỉ số LDL Cholesterol đến đâu là thích hợp, đồng thời phải kiên trì tuân thủ các lối sinh hoạt phù hợp để giữ chỉ số đó ở mức an toàn.

Chỉ số LDL Cholesterol an toàn dưới 130 mg/dL (từ 160 mg/dL trở lên được coi là hàm lượng LDL cao và báo động).

2. Điều trị mỡ máu bằng thuốc dựa trên mục tiêu LDL Cholesterol

Năm trong số sáu nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu (tên gọi khác của máu nhiễm mỡ) có tác dụng chính là giảm LDL. Các nhóm thuốc đó bao gồm Statins, Chất liên kết axit mật, Niacin, Fibrates, Chất ức chế hấp thu cholesterol, Dầu cá. Tất nhiên bạn cần theo sát chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc.

3. Xác định tình trạng tăng triglyceride máu nghiêm trọng

Triglyceride là một thành phần của lipid máu. Dù việc kiểm soát LDL là quan trọng hàng đầu, nhưng nếu chỉ số triglyceride máu của bạn cao đến mức nguy hiểm (từ 500 mg/dL trở lên), thành phần này cần phải được xử lý trước bởi nó có thể liên quan đến sự viêm tuyến tụy.

Điểm danh 6 cách điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất

Người bệnh cần ăn kiêng nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ, giảm cân nếu cơ thể thừa cân, béo phì. Quá trình này có thể cần cần sử dụng đến các loại thuốc thuốc có chứa fibrat, niacin hoặc dầu cá. Khi hàm lượng triglyceride đã xuống dưới 500 mg/dL, bác sĩ điều trị có thể gợi ý bệnh nhân chuyển hướng sang kiểm soát hàm lượng LDL Cholesterol.

4. Kiểm soát hội chứng liên quan đến chuyển hóa lipid

Hội chứng chuyển hóa được định nghĩa là xuất hiện 3 trong 5 dấu hiệu sau: tăng kích cỡ vòng eo (> 40 inch ở nam,> 35 inch ở nữ với các giới hạn khác nhau dựa trên sắc tộc), tăng triglyceride (≥ 150 mg / dl), cholesterol HDL thấp (<40 mg / dL ở nam, <50 mg / dL ở nữ), tăng huyết áp (≥ 130/85 mm Hg), tăng đường huyết lúc đói (≥ 100 mg / dL).

Liệu pháp chung để giải quyết vấn đề này là thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường luyện tập thể thao.

5. Thay đổi lối sống để điều trị máu nhiễm mỡ

Lối sống lành mạnh, kỷ luật cũng là một trong những điều quan trọng cần lưu ý trong điều trị máu nhiễm mỡ. Chúng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống (chất béo bão hòa <7% tổng lượng calo hấp thụ, cholesterol <200 mg/ngày, chất xơ hòa tan ở liều 10–25 g/ngày và phytosterol thực vật ở liều 2 g/ngày). Tăng hoạt động thể chất, và quản lý cân nặng. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia trị liệu tập thể dục để được hướng dẫn và kèm cặp hằng ngày.

Điểm danh 6 cách điều trị máu nhiễm mỡ tốt nhất

Phytosterol được tìm thấy trong một số sản phẩm thực phẩm như bơ thực vật, nước trái cây và sữa đậu nành. Ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh về mạch máu thấp và trung bình, một số khuyến nghị nên thử nghiệm thay đổi lối sống như trên khoảng ba tháng để xem có hiệu quả không trước khi điều trị bằng thuốc. Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, điều trị bằng thuốc nên được bắt đầu ngay lập tức và kết hợp chặt chẽ với phương pháp này.

6. Điều trị máu nhiễm mỡ bằng cách tăng HDL Cholesterol

Trong trường hợp khó giảm LDL hay triglyceride, tăng HDL Cholesterol (chất béo tốt) cũng là một cách hữu ích. HDL có tác dụng loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể theo đường bài tiết. Các bệnh nhân có thể áp dụng một số cách làm tăng HDL cholesterol như ăn nhiều hạt có dầu, bổ sung canxi và vitamin D, ăn bưởi, nho, dừng hút thuốc lá,…

Trên đây là những cách có thể hỗ trợ cho việc điều trị máu nhiễm mỡ tích cực hơn. Nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ đúng hẹn để đảm bảo cơ thể mình luôn khỏe mạnh và luôn giữ một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa những căn bệnh xấu xí như mỡ máu các bạn nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *